Đang truy cập: 409
Trong ngày: 654
Trong tuần: 2410
Lượt truy cập: 6010537

Click vào ảnh lớn để zoom

Phí Thỉnh liên hệ
Lượt xem: 264
" Bảo Kiếm Trí Huệ "
Tác giả : Kyabje Khenchen Jigme Phuntsok
Chuyển văn bản : Khenpo Sherab Zangpo
……. ( Tiếp trang 3 )
Bên trên chúng ta dùng trí huệ quán sát, đối cảnh của tâm tham căn bản không tồn tại, sau đó tiếp tục hướng vào bên trong quán sát tâm mình. Khi dùng trí huệ để phân tích thể ý thức của bản thân, chúng cũng giống như vậy, không tồn tại, thậm chí dùng ngũ thông cũng không thể tìm thấy tâm tham, tại sao vậy ? khi chúng ta chưa quán sát kĩ, hình như tâm mình thật sự tồn tại, nhưng nếu đi sâu phân tích kĩ càng, thì sẽ phát hiện nó thực ra chỉ là tính sát na, sau đó, với tính sát na ấy, phân tích trước sau thêm bước nữa, thì sẽ phát hiện ra tâm trống rỗng như hư không, không có gì cả.
 
Nếu như dùng lý luận của trung quán tông và duy thức tông để quán sát, tự tâm là tính không ly căn ; nếu như dùng phương pháp của Đại Thủ Ấn và Đại Viên Mãn, qua sự gia trì của Thượng Sư mà biết rằng bổn tính thân tâm trống như hư không, viễn ly hý luận, cho nên Mipham Rinpoche trong Định Giải Bảo Đăng Luận có nói : “ Nhĩ thời như thị tiền hư không, tự tâm chính tại động niệm thời, diệc vi không tính chi định giải, tất tu thâm thâm nhi sinh khởi.”
 
Mặc dù ngoại cảnh của tham không tồn tại, tâm tham cũng không tồn tại, vậy sao lại khởi tâm tham nhỉ ! Sau đó chúng ta tiến hành quán sát từ góc độ tham của chúng sinh, nó là có thật hay không có thật ? nếu là có thật, tham chấp ngoại cảnh là không thể ; nếu như không có thật, khởi tâm tham cũng là việc không thể.
 
Do đó khi chưa quán sát, tâm tham hình như tồn tại một cách khách quan, nhưng khi bạn khởi sự tham luyến mãnh liệt với một ai đó, nếu như là trước mặt một người chứng ngộ trí huệ, tuy rằng bên ngoài thì có vẻ như khởi tâm tham, nhưng quán sát bổn tính của tâm tham thì lại thấy không có gì tồn tại, giống như người được huyễn hóa biến hiện ra vậy.
 
 
Nếu như tâm tham cùng phiền não không tồn tại, vậy nơi chúng ở cũng không có, nơi đến nơi đi của chúng cũng không có, năng cảnh và sở cảnh tất cả đều là sát na, bản tính của vô thường. Trong Thanh Văn Thừa, họ thừa nhận sát na thứ nhất sinh ra, đến sát na thứ hai thì đã diệt tận, nhưng Đại Trung Quán, Đại Viên Mãn của chúng ta thì lại cho rằng, mỗi pháp khi sinh ra tức là đã diệt tận.
 
Do đó, liệu có ai còn khởi tâm tham với pháp vô thường như tia lửa điện không ? đúng là chẳng có lý do gì để khởi tâm tham cả. Bên trên là quán sát đơn giản về tâm tham, sau đó đối với keo kiệt cùng phiền não khác, cũng có thể dựa theo đó mà phân tích.
 
Năng cảnh và sở cảnh được nhắc tới bên trên, cũng chính là nói hết thảy pháp rốt cuột đều không tồn tại, như thế tự tha sao có thể tồn tại chứ ? cũng không tồn tại, là tính không ! Đương nhiên chúng ta cũng không thể tham chấp vào tính không, vì tính không vô thực cũng là không có “ ngã “ , vô thực giống như đứa con của hư không và thạch nữ vậy, sao chúng ta lại có thể khởi tâm tham với pháp vô thực này chứ ?
……..( hết trang 3, còn tiếp )
 
*** Nguyễn Ngọc chuyển ngữ.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung