Nhập khoảng giá VNĐ : Từ         đến         
MẬT TÔNG (77) TỊNH ĐỘ TÔNG (56) THIỀN TÔNG (40)

Nơi Phật Đường, nên thờ những vị Phật nào ? - anh 1

Click vào ảnh lớn để zoom

Phí Thỉnh liên hệ

“ Nơi Phật Đường, nên thờ những vị Phật nào ? Nếu cho rằng tượng Phật, Kinh Thư …vv… hết thảy Pháp Bảo, khi chưa được khai quang gia trì thì cũng chỉ là vật phẩm bình thường, không có lực gia trì, cũng không cần cung kính đối đãi, thì điều này cũng đồng nghĩa là đi ngược lại với việc quy y vậy.”

Nếu trong nhà có Phật Đường ( phòng thờ Phật, ban thờ Phật ) , thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, chư Phật Bồ Tát đều được, không phải nói là phát nguyện vãng sinh thế giới cực lạc thì chỉ có thể thờ Tây Phương Tam Thánh. Hết thảy chư Phật đều đồng một thể, chỉ là nguyện lực của các Ngài phù hợp với nhân duyên phước đức của mỗi chúng sinh, nên có thị hiện hình tướng khác nhau.

Chúng ta đừng dùng quan niệm hẹp hòi của chúng ta để phân biệt Phật Bồ Tát, cho rằng Phật có cao thấp hơn kém, hay nói đây là Phật của tôi, kia là Phật của anh. Thậm chí còn có người lo lắng rằng từ trước tới nay trong nhà thờ Quán Âm Bồ Tát rồi, nếu như thỉnh thêm một pho Phật Thích Ca Mâu Ni về, thì Quán Âm Bồ Tát sẽ không hài lòng.

Phật Bồ Tát lòng dạ không hẹp hòi như chúng ta nghĩ đâu, mọi người nếu đọc Kinh Phật thì đều biết các vị Phật đều tán thán lẫn nhau, tán thán công đức của các vị Phật khác, tận hư không biến pháp giới chưa từng gián đoạn. Nếu có ai đỉnh lễ cúng dường Phật, thì thập phương chư Phật Bồ Tát đều tán thán tùy hỷ công đức người ấy.

Phàm phu thì thường có xu hướng cực đoan, biết 1 thì không biết 10, biết 10 thì lại không chấp nhận 1, 1 và 10 không thể dung hòa, sau khi biết hết thảy chư Phật đều đồng 1 thể, thì phải hiểu rằng lễ kính 1 vị Phật thì cũng chính là lễ kính hết thảy chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm quyển 3 có viết : Nhất thiết chư Phật nhất Pháp thân, chân như bình đẳng vô phân biệt.

Trong nhà thờ một pho tượng Phật cũng tốt, thờ nhiều pho cũng tốt, đều không sao cả. Học Phật phải học sao cho tâm lượng, cái nhìn trở nên khoáng đạt, bình đẳng, chứ không phải càng học thì tâm lượng càng nhỏ.

Không những chỉ tượng Phật, mà với hết thảy tháp Phật, Kinh Thư, Tăng Y …vv… ( thuộc Tam Bảo ), chúng ta đều phải cung kính đảnh lễ. Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói, sau khi thị hiện diệt độ, Ngài sẽ thị hiện văn tự tướng để giáo hóa chúng sinh, vậy nên đối với Kinh Phật, cho dù là rách nát, đều phải cung kính đảnh lễ, vì đó là Pháp Bảo, phải để nơi cao và sạch sẽ.

Nếu cho rằng tượng Phật, Kinh Thư …vv… hết thảy Pháp Bảo, khi chưa được khai quang gia trì thì cũng chỉ là vật phẩm bình thường, không có lực gia trì, cũng không cần cung kính đối đãi, thì điều này cũng đồng nghĩa là đi ngược lại với việc quy y vậy.

***Trích từ “Vở kịch sinh mệnh” chương thứ 4, đồng sinh Cực Lạc Quốc

3. Tích tư tịnh chướng : tích lũy tư lương, tịnh hóa nghiệp chướng.

Sherab Zangpo Rinpoche khai thị

Hà Nội, 26/05/2020

Nguyễn Ngọc chuyển ngữ.