Nhập khoảng giá VNĐ : Từ         đến         
MẬT TÔNG (77) TỊNH ĐỘ TÔNG (56) THIỀN TÔNG (40)

“Khenpo Sodargye Lama : Quán Âm Bồ Tát Tâm Chú – Thần Chú Lục Tự Đại Minh” - anh 1

Click vào ảnh lớn để zoom

Phí Thỉnh liên hệ
“Khenpo Sodargye Lama : Quán Âm Bồ Tát Tâm Chú – Thần Chú Lục Tự Đại Minh”
 
Đối với cá nhân tôi mà nói, từ nhỏ đã có tình cảm cực kì sâu đậm với Quán Âm Pháp Môn, và có niềm tin rất lớn. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân, một mặt là tôi sinh ra trong gia đình Phật Giáo, không giống với những trẻ nhỏ thành thị, từ nhỏ đã có niềm tin với Phật Giáo. Mặt khác, có lẽ các vị cũng biết rằng, vùng Tây Tạng chúng tôi 99% đều tín ngưỡng Phật Giáo, có thể nói người người nhà nhà đều trì tụng chú Lục Tự Đại Minh. Vẫn nhớ khi tôi còn nhỏ, có mấy gia đình hàng xóm, sau khi bận rộn cả ngày, ăn cơm tối xong, nhà nhà đều niệm chú Lục Tự Đại Minh, lớn bé hết thảy đều cầm tràng hạt. Có khi nhớ lại thời niên thiếu, cho dù không có điều kiện vật chất, nhà cao cửa rộng như thời nay, nhưng tâm mỗi người thì rất thuần khiết. Do được lớn lên trong môi trường như vậy, cho nên, hồi bé, khi chăn bò, mỗi ngày đều cầm tràng hạt niệm chú Lục Tự Đại Minh, niệm được bao nhiêu thì nay không nhớ nữa, nhưng có lẽ cũng phải tới mấy triệu biến.
 
Có lúc tôi nghĩ rằng, những người sinh ra và lớn lên tại Tây Tạng, cho dù tu hành không tốt lắm, nhưng trong tâm luôn có niềm tin với Phật Pháp, miệng lúc nào cũng có thể niệm chú Lục Tự Đại Minh. Rất nhiều vị Thượng Sư nói, người Tây Tạng có một đặc điểm : trẻ nhỏ không cần ai dạy cũng có thể niệm chú Lục Tự Đại Minh. Đây có thể là do ảnh hưởng của gia đình, có thể là do bản năng hoặc phước đức của chúng. Có lúc nhớ tới công đức của Ngài Quán Âm, cho dù một người không tu hành Đại Pháp gì, có thể sinh ra tại Tây Tạng cũng là một phúc phần quá lớn rồi. Hiện nay có một vài người thành phố, sáu bảy mươi tuổi mới gặp chú Lục Tự Đại Minh, dạy họ cả nửa ngày, họ cũng không học được, thật sự rất buồn. Có một vài cư sĩ muốn tôi dạy chú Lục Tự, tôi cảm thấy rất đau lòng, cảm thấy : sao lại đáng thương đến vậy, lớn như vậy rồi mà không thể niện chú Lục Tự hay sao. Dạy họ Om Mani Padme Hung, thì họ lại niệm là Om Ma Ma Ma Ma.
 
Những đạo hữu đang cầu đạo tại Tây Tạng chắc cũng biết rõ, người người nhà nhà ở Tây Tạng đều không rời Quán Âm Pháp : những ngọn cờ ở trên núi tất cả đều in chú Lục Tự, treo trên nóc lều, treo trên nhà, treo trên núi thiêng, hoặc treo quanh tự viện…. bất kể bạn ngồi xe hay là đi bộ, tới đâu cũng có thể nhìn thấy. Bất kì một hẻm núi, ven hồ, đều có thể nhìn thấy những viên đá khắc chú Lục Tự. Năm tôi 6 7 tuổi đã cầm đục đi khắc Chú rồi.Khi ấy đến chữ tôi còn chưa viết được, kế bên có 1 vị Lama, ông ấy viết lên đá cho tôi, viết xong tôi mới bắt đầu đục theo nét chữ ấy, mỗi ngày đều khắc Quán Âm Tâm Chú. Tới khi ăn bữa trưa, vì khi ấy còn nhỏ, thường khoe khoang với người lớn là hôm nay khắc được bao nhiêu… , bố mẹ và những người hàng xóm đều biểu dương và cổ vũ tôi. Có thể vì muốn được như vậy, nên khi ấy tôi khắc rất nhiều, tuổi thơ của tôi lớn lên như thế.
 
Ở Tây Tạng, mọi người đều không xa rời chú Lục Tự Đại Minh. Thời kì cách mạng văn hóa, cho dù có mấy cán bộ bị ảnh hưởng bởi những nền giáo dục khác, đã từng phản đối Phật Giáo, nhưng sau khi chính sách được hồi phục, nếu họ vẫn còn sống, thì không có ai là không niệm chú Lục Tự cả, niệm công khai, niệm thầm, mỗi người tay đều cầm tràng hạt và niệm. Cho nên, chú Lục Tự đối với người Tây Tạng chúng tôi rất đỗi thân thuộc, cho dù biết hay không biết rõ về công đức của câu chú, nhưng mỗi ngày đều kiên trì niệm. Người Tây Tạng niệm chú Lục Tự rất nhiều, số lượng cũng rất đáng kinh ngạc, như bố mẹ tôi cả đời niệm, cơ bản mỗi người có thể đạt từ 100 cho tới 700 triệu biến. Cho dù lớp trẻ hiện tại ở Tây Tạng không bằng thế hệ trước, nhưng công bằng mà nói, người Tây Tạng niệm chú Lục Tự có lẽ vẫn nhiều hơn những dân tộc khác.
 
Lược dịch : Phật tử Nguyễn Văn Ngọc, Pháp danh Minh Đức
Hà Nội, ngày 24/10/2019
 
" Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền ơn Bốn nặng
Dưới cứu khổ Tam Đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát Bồ Đề Tâm
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc "