Đang truy cập: 35
Trong ngày: 578
Trong tuần: 2860
Lượt truy cập: 6032040

Click vào ảnh lớn để zoom

Phí Thỉnh liên hệ
Lượt xem: 465
" Công đức Chuyển Kinh Luân & Những điều cần lưu ý "
 
Pháp Vương Như Ý Bảo căn dặn : “ công đức tu trì 7 năm của Du Già Sĩ, không bằng công đức 1 lần xoay chuyển kinh luân. Một đại kiếp tinh tấn tu tập lục ba la mật, cũng không bằng công đức 1 lần xoay chuyển kinh luân. Công đức thinh văn tam tạng tứ tục 1 đại kiếp, cũng không bằng công đức 1 lần xoay chuyển kinh luân.”
Phật đã từng dạy trong Kinh rằng : “ Công đức trì chú, cúng dường bố thí, có thể thông qua việc chuyển nhiễu ( xoay chuyển, nhiễu quang ) Mật Chú Luân, thủy luân, phong luân, thủ chuyển mà đạt được viên mãn. Nếu như vừa trì chú, vừa chuyển kinh luân, cũng giống như việc đắc Phật Quả trong đời này vậy.”
Thánh Tự Tại nói : “ Công đức cúng dường thất bảo khắp cả thế giới có thể tính được, công đức của việc pháp quảng đại tâm chuyển kinh luân 1 lần thì không thể tính được. Số vi trần trong khắp thế giới có thể tính được, nhưng công đức của 1 lần chuyển kinh luân Lục Tự Đại Minh thì không tính kể.”
Liên Hoa Sinh Thượng Sư nói : “ Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phàm là người cầu vãng sang Cực Lạc Thế Giới, nên tận lực xoay chuyển kinh luân, ngũ vô gián tội có thể được thanh tịnh.”
Chami Rinpoche từng nói : Người quay chuyển kinh luân, đời đời kiếp kiếp không chuyển sinh vào nhà ác kiến, nhà đui điếc câm ngọng, bần cùng hạ tiện. Đời đời kiếp kiếp sinh vào nhà cao quý, tín ngưỡng Phật Giáo, hành trì thiện Pháp.
Người quay chuyển kinh luân có thể tăng trưởng bồ đề tâm, thiện tâm, đắc trí huệ, đại bi bồ đề tâm tự nhiên tăng trưởng, tài phúc vô tận, thọ mạng lâu dài. Cho dù tu trì bất kì Pháp nào, nếu có thể quay kinh luân rồi sau đó tu trì, thông qua chư Phật Bồ Tát gia trì, bất kể tu Bản Tôn, Hộ Pháp, Không Hành, hay là văn tư tu hành, đều có thể viên mãn thành tựu.
Chuyển kinh luân công đức cực lớn, đặc biệt là khi người mạng chung, nếu như bên cạnh thi thể có 1 chuyển kinh luân, thì không cần tới Pháp chuyển di thần thức nữa.
Nếu có người mất, bạn thực sự không kịp siêu độ, hoặc không được ai siêu độ, hoặc người này không tin Phật Giáo, hãy đặt phía trên đầu họ ( bên cạnh, xung quanh, hướng kinh luân cùng hướng với đầu họ ), người đó sẽ không đọa 3 ác đạo.
Lưu ý khi xoay chuyển kinh luân :
- Cầm Kinh Luân thẳng hướng lên trên, cân bằng ngay ngắn, chuyển theo chiều kim đồng hồ, không được chuyển ngược.
- Cách cầm : Tay trái hay phải đều có thể cầm để chuyển ( bắt buộc phải thuận theo chiều kim đồng hồ ), không được dùng đầu ngón cái nhấn chạm cản trở tới nắp đáy của kinh luân, ngón cái không được hướng thẳng lên phần đáy kinh luân, để thăng bằng hoặc hướng xuống thì được.
- Tốc độ : Không xoay quá nhanh, tốc độ của chuyển kinh luân phải phù hợp sao cho tịnh tâm ( khoảng 2-3 vòng 1s )
- Chuyển động : khi xoay vòng đầu tiên, lực cổ tay có thể lớn 1 chút, nhưng khi xoay ổn định rồi, chỉ cần lực vừa phải, chú ý duy trì trạng thái thăng bằng của kinh luân.
- Cử chỉ : khi xoay kinh luân phải dùng tâm cung kính, cử chỉ đoan chánh, thì mới đắc lợi ích, ngược lại, sẽ cảm quả báo xấu về sau.
- Khi cần tháo ra, phải cung kính chắp tay, đồng thời thành tâm cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát : Đệ tử không có ác ý, động cơ thanh tịnh, cần mở kinh luân này, cầu mong từ bi cho phép, Om Mani Padme Hung…. , khi mở phải hết sức nhẹ nhàng, chú ý khi lắp lại cũng vậy, nhẹ nhàng đoan chính, để kinh văn đúng chiều.
- Khi không xoay, hãy để kinh luân nơi thanh tịnh, hoặc an trí nơi Phật Đường, ban thờ Phật.
 
Chuyển tiếp từ : Si Lang Jiang Cuo Lama
Hà Nội, 3/5/2019
Lược dịch & chuyển ngữ : Phật tử Nguyễn Văn Ngọc
 
/sp/shop-vat-pham-mat-tong-vat-pham-mat-tong-do-mat-tong/17/v=0/chuyen-kinh-luan.html

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung