Đang truy cập: 455
Trong ngày: 773
Trong tuần: 2464
Lượt truy cập: 6011284

Click vào ảnh lớn để zoom

Phí Thỉnh liên hệ
Lượt xem: 781

Chất liệu : đồng, cao 2.4cm, đkinh 1.2cm

Tình trạng : đặt thỉnh 15 ngày

MS k08

 

" Nguồn gốc của Sa Sa - Mật Tông " Lịch sử ghi lại, Tôn giả Atisa mỗi ngày làm 49 chiếc Sa Sa. Có vị đệ tử muốn làm thay Tôn giả, Tôn giả không đồng ý, Ngài hỏi : “ Chẳng lẽ đồ tôi ăn, các ông cũng muốn ăn thay tôi sao ? ” “ Sa Sa ” gọi theo cách thân thuộc là tiểu nê Phật ( tượng Phật làm bằng bùn đất với kích thước nhỏ ), là cách dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Tạng, dịch nghĩ ra là “ chân tướng ” hoặc “ phục chế ”. Trong quá khứ, việc tôn giả Atisa mỗi ngày làm 49 chiếc Sa Sa, là có liên quan tới sự thọ kí của Độ Mẫu. Khi Atisa còn là Thầy củ sát ( duy trì trật tự ) ở tu viện Nalanda, trong tu viện có 1 vị Đại sư Maizhiba, là 1 vị Đại Bồ Tát rất tài giỏi. Vì để cúng dàng Hộ Pháp và Không Hành Mẫu, Maizhiba đã tích giữ rượu trong Tăng phòng, sau đó bị Atisa phát hiện, thế là bị Atisa khai trừ khỏi tu viện. Sau khi bị khai trừ, Maizhiba không đi ra từ cửa phòng, mà liền bay thẳng ra ngoài. Khi chứng kiến việc này, Atisa liền biết mình đã khai trừ 1 vị Đại Bồ Tát, Ngài vô cùng hối hận, liền hỏi Độ Mẫu phải làm sao. Độ Mẫu nói : “ Nếu ông tới Tây Tạng hoằng dương Phật Pháp, và mỗi ngày làm 49 chiếc Sa Sa, như vậy mới có thể thanh tịnh tội nghiệp”. Vì sự thọ kí này, mà trong suốt quãng đời sau đó, mỗi ngày Atisa đều làm 49 chiếc Sa Sa.< Đại Viên Mãn Tiền Hành> có chép lại, có đệ tử muốn thay Atisa làm Sa Sa, Tôn giả không đồng ý, Ngài nói : “ Chẳng lẽ đồ tôi ăn, các ông cũng muốn ăn thay tôi sao ? ” Tôn giả Atisa ( 982-1054 ) là 1 vị Đại Thành Tựu Giả, khi Ngài từ Ấn Độ sang Tây Tạng hoằng Pháp, có nghe tới câu chuyện của Tôn Giả Di Đế Gia Na ( 1 vị học giả, đại thành tựu giả nổi tiếng nhất Ấn Độ thời ấy ). Sau khi mẹ của Tôn Giả Di Đế Gia Na mất, Ngài biết thần thức mẹ mình đang ở trong 1 viên đá, trong nhà 1 gia đình du mục xa xôi ở Tây Tạng, Ngài dùng thần thông quán sát thấy điều đó, sự đầu thai như vậy cũng chính là 1 hình phạt như ở địa ngục cô độc vậy. Tại mỗi gia đình ở Tây Tạng thời đó, thì mỗi nhà đều có 3 viên đá để dùng kê xoong nồi khi đun nấu, tuy không đáng giá trị, nhưng cũng rất quan trọng với họ. Quán sát thấy thần thức mẹ mình trong viên đá đó, hàng ngày bị họ đun nấu, Ngài vô cùng thương xót nên đã quyết định 1 mặt đi cứu mẹ mình, 1 mặt hoằng dương Phật Pháp ở Tây Tạng. Nhưng vì không biết tiếng Tạng, nên Ngài đã mang theo 1 phiên dịch, không ngờ trên đường đi, người phiên dịch đã mất vì trúng bạo bệnh. Một mình Ngài lưu lạc khổ sở suốt hơn 1 tháng trời cuối cùng cũng tìm được gia đình đang giữ viên đá có chứa thần thức của mẹ mình. Ngài đã làm người chăn dê cho gia đình đó 3 tháng, sau đó Ngài muốn rời đi, gia đình đã hỏi “ ông đã giúp gia đình tôi chăn dê suốt mấy tháng, chúng tôi lấy gì để báo đáp ?” Ngài liền chỉ vào viên đá đó và nói “ nếu có thể, xin cho tôi viên đá này.” Gia đình đó rất ngạc nhiên, nhưng cuối cùng cũng đồng ý yêu cầu của Ngài. Tôn giả Di Đế Gia Na mang viên đá chứa thần thức của mẹ mình đi, rồi chính tay Ngài đập nát vụn viên đá đó, dùng khuôn đúc thành Tháp Phật nhỏ ( hay còn gọi là tiểu Sa Sa ). Mọi người liền gọi đó là Di Đế Sa Sa. Di Đế Sa Sa đến nay ở Tây Tạng vẫn được coi là Đại Bảo Vật. Tuy sau đó Ngài có học được 1 chút tiếng Tạng, nhưng cũng không cách nào hoằng dương Phật Pháp, cuối cùng Ngài chỉ dạy được vài đệ tử, rồi Ngài cũng qua đời ở Tây Tạng. Khi Tôn Giả Atisa nghe tới đó liền lấy 2 tay ôm mặt khóc lớn thành tiếng mà nói rằng “ Phúc đức của người Tây Tạng mỏng quá, ở Đông Ấn và Tây Ấn, là nơi Phật Pháp hưng thịnh nhất, mà không có 1 vị đại học giả hay 1 vị đại tu hành giả nào có thể thắng được Tôn Giả Di Đế Gia Na, không ngờ Ngài đã lưu lạc tới Tây Tạng, rồi chỉ làm 1 người chăn dê !”. Cho nên, có những lúc không đủ nhân duyên thì Cao Tăng cũng không thể quảng truyền Phật Pháp. Theo tài liệu ghi lại, sau hành động hiếu thuận của Tôn giả Di Đế Giá Na, toàn bộ vùng Tây Tạng đã có mưa lớn, những hạt mưa rơi xuống mang theo hình của Sa Sa Tháp Phật, chính những Tăng Nhân trong các tu viện cũng đã thấy việc hy hữu lạ thường này. Nhờ nhân duyên đó mà Tôn Giả Di Đế Giá Na đã cứu mẹ mình thoát khỏi địa ngục cô độc, đầu thai vào cõi lành. Câu chuyện trên đây là câu chuyện điển hình về nguồn gốc, lợi ích của việc tạo Sa Sa. Hiện nay, khuôn Sa Sa cũng được treo & an trí ở Chuyển Kinh Luân để làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình. Công đức tạo Sa Sa Tượng Phật, Sa Sa Tháp Phật là bất khả tư nghì, Quý Đạo Hữu có thể tìm hiểu ở “ Đại Thừa Tạo Tượng Công Đức Kinh” để rõ hơn.

Hà Nội, ngày 20/3/2019 Việt dịch : Phật tử Nguyễn Văn Ngọc. Pháp danh : Minh Đức.


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung